Kênh thông tin thị trường bất động sản Bình Dương 24h. Mua bán nhà đất, đất nền, căn hộ, chung cư...
Bao giờ việc hợp thức hoá sai phạm dự án không phép ở Bình Dương chấm dứt?
Nhận đường liên kết
Facebook
Twitter
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
Thi công không phép, sai phép, sau đó chờ xử phạt hành chính để hợp thức hoá sai phạm là tình trạng đang diễn ra phổ biến tại tỉnh Bình Dương.
Chỉ phải nộp phạt 40 triệu đồng?
Câu chuyện về các công trình xây dựng không phép nhưng vẫn ngang nhiên rao bán rầm rộ, phớt lờ cơ quan chức năng là đề tài chưa bao giờ hết nóng đối với giới kinh doanh bất động sản. Tại Bình Dương, tình trạng này được nhiều chuyên gia cho rằng cần có biện pháp xử lý quyết liệt.
Theo các chuyên gia, việc thi công trước khi có giấy phép xây dựng không phải là điều quá lạ lẫm ở các dự án bất động sản. Song, ở một địa phương mà chỉ trong vài tháng đã có tới chục dự án bị xử phạt thì câu chuyện này liệu còn bình thường?
Theo tìm hiểu của PV VTC News, chỉ trong khoảng đầu năm 2020 đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có đến hàng chục chủ đầu tư dự án bị xử phạt hành chính vì xây dựng không phép, sai phép.
Điểm chung của các công trình sai phạm này là dù chưa có giấy phép xây dựng, chưa đủ điều kiện bán nhưng vẫn vô tư thi công, thực hiện giao dịch. Đến khi đã bán gần hết sản phẩm thì cơ quan chức năng mới “phát hiện” và xử phạt hành chính. Số tiền cho các sai phạm này là 40 triệu đồng, như một "lẽ hiển nhiên" đã mặc định khi thực hiện dự án.
"Với số tiền xử phạt 40 triệu đồng, các chủ đầu tư không ngại gì không đóng. Đóng 40 triệu mà được bán hàng trước cả năm, thu tiền cả nghìn tỷ đồng thì hầu như đơn vị nào cũng bất chấp", một chuyên gia bất động sản phân tích.
Dự án Khu nhà ở Hoàng Tiến (phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên) thi công xây dựng công trình khi không có giấy phép xây dựng.
Dư luận đặt ra nghi vấn, hay chăng đây là một cách hợp thức hoá sai phạm, được vận hành theo motif (mô-típ): Lập dự án, thi công/bán dự án dù chưa đủ điều kiện (nhằm đẩy nhanh tiến độ), chờ xử phạt hành chính, nộp phạt.
Thanh tra Xây dựng điểm mặt loạt dự án
Điển hình cho "ông trùm" các sai phạm này là mới đây, Thanh tra Sở Xây dựng Bình Dương đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH Bất động sản Hoàng Tiến, chủ đầu tư xây dựng công trình Hạ tầng kỹ thuật Khu nhà ở Hoàng Tiến (phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên) vì thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng.
Dự án Khu nhà ở Hoàng Tiến (tên thương mại là Hoàng Tiến Central) do Công ty Hoàng Tiến làm chủ đầu tư và đơn vị phân phối chính thức là Công ty Cổ phần đầu tư Viethome.
Theo văn bản xử phạt, hiện chủ đầu tư đã tự ý lu lèn, làm đường giao thông, bó vỉa hè; Đường cống thoát nước (lắp 25 hố ga); Đường cấp điện, đã lắp ống, chưa lắp dây điện…
Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương cũng khẳng định, đến nay chủ đầu tư này chưa đủ điều kiện bán nhà ở, sản phẩm bất động sản hình thành trong tương lai.
Tương tự, Thanh tra Sở Xây dựng Bình Dương đã ra quyết định xử phạt về hành vi xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trái phép đối với Công ty TNHH Phát triển Đông Bình Dương, là chủ đầu tư dự án Khu đô thị Đông Bình Dương (phường Tân Bình, TP Dĩ An).
Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương khẳng định, qua rà soát hồ sơ, đến nay Sở chưa cấp phép xây dựng cũng như chưa có thông báo cho phép Công ty TNHH Phát triển Đông Bình Dương đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định.
Dự án Khu nhà ở Việt Sing - Phú Chánh (xã Phú Chánh, thị xã Tân Uyên).
Cách đây không lâu, Sở Xây dựng cũng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về việc thi công hạ tầng khi chưa được cấp phép xây dựng đối với Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Hoàng Khôi tại dự án Khu nhà ở Việt Sing - Phú Chánh (xã Phú Chánh, thị xã Tân Uyên).
Dự án Khu nhà ở Việt Sing - Phú Chánh do Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Hoàng Khôi làm chủ đầu tư, Công ty TNHH TM-DT Môi giới BĐS Hoàng Gia Phát làm đơn vị phân phối. Tuy chưa được cấp phép xây dựng nhưng từ giữa năm 2019, chủ đầu tư và đơn vị phân phối đã rầm rộ rao bán dự án trên các trang điện tử.
Dự án Vita Riverside (đường ĐT742, Vĩnh Tân, Tân Uyên) được Công ty TNHH MTV Tuấn Điền Phúc thực hiện thi công, mở bán rậm rộ thu tiền của khách hàng từ đầu tháng 5/2020. Tuy nhiên, đến khi dự án bán hết, hạ tầng dần hoàn thiện, dư luận thắc mắc và báo chí phản ánh thì Thanh tra Sở Xây dựng Bình Dương mới tiến hành kiểm tra và xử phạt vì thi công công trình không có giấy phép xây dựng.
Đầu tháng 6/2020, Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh này cũng phát hiện dự án Biconsi Reverside (phường Uyên Hưng, thị xã Tân Uyên) do Biconsi làm chủ đầu tư có hành vi vi phạm trong lĩnh vực xây dựng. Theo nội dung của Quyết định số 164/QĐ-XPVPHC, với hành vi vi phạm tổ chức thi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật không có giấy phép xây dựng, Biconsi bị xử phạt hành chính.
Tại dự án Khu nhà ở thương mại - dịch vụ Contentment Plaza (Roxana Plaza) tại khu phố Đông (phường Vĩnh Phú, TP.Thuận An), Thanh tra sở Xây dựng tỉnh Bình Dương cũng đã ra quyết định xử phạt với chủ đầu tư dự án này là Công ty TNHH Xây dựng - Dịch vụ thương mại đầu tư BĐS Tường Phong vì xây dựng sai giấy phép.
Theo đó, chủ đầu tư dự án không thi công xây dựng 2 tầng hầm theo giấy phép xây dựng. Với vi này, chủ đầu tư bị phạt số tiền 40 triệu đồng và phải khắc phục hậu quả.
Dự án Khu nhà ở thương mại - dịch vụ Contentment Plaza (Roxana Plaza) tại khu phố Đông (phường Vĩnh Phú, TP Thuận An).
Thực hiện dự án khu nhà ở Thăng Long (tại xã Trừ Văn Thố, huyện Bàu Bàng, Bình Dương), Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xây dựng Phát triển Địa ốc Thuận Phát Land cũng vừa bị Thanh tra sở Xây dựng tỉnh Bình Dương xử phạt ngày 21/7 với số tiền 40 triệu đồng vì xây dựng không phép.
Đối với dự án Khu nhà ở Sài Gòn Center (trước đây là dự án Khu đô thị Sài Gòn Center; phường Uyên Hưng, thị xã Tân Uyên) do Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Sài Gòn Center làm chủ đầu tư, Sở Xây dựng cho biết, dự án chưa được Sở cấp Giấp phép xây dựng và chưa có văn bản xác nhận được huy động vốn từ dự án.
Trước thực trạng thi công không phép, sau đó chờ để nộp phạt hành chính từ các chủ đầu tư trên, câu hỏi được đặt ra, có hay không việc cố tình hợp thức hoá sai phạm? Hay chăng chính quyền tỉnh Bình Dương "không đủ sức" để dẹp bỏ hoàn toàn những sai phạm này?
Liên quan đến vụ án 43ha đất 'vàng' bị bán rẻ vào tay tư nhân, Cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam thêm cựu phó giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bình Dương cùng 3 người khác để điều tra. Các bị can từ trái sang phải: Hồ Đắc Hiếu; Hà Văn Thuận; Nguyễn Kim Liên; Vũ Thị Lợi - Ảnh: CACC Ngày 24-11, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) đã khởi tố bị can, bắt 4 người liên quan vụ án bán rẻ "43ha đất vàng" của Tổng công ty Sản xuất - xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương (Tổng công ty 3-2). Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 người gồm: Hồ Đắc Hiếu, tổng giám đốc Công ty Cổ phần tư vấn và thẩm định giá Đông Nam; Hà Văn Thuận, cựu phó giám đốc Sở Tài chính, hiện là tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đầu tư và quản lý dự án Bình Dương; Nguyễn Kim Liên, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Tài chính doanh nghiệp tỉnh Bình Dương và Vũ Thị Lợi, nguyên trưởng phòng nghiệp vụ thuộ
UBND tỉnh Bình Dương vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành liên quan thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Bình Dương chỉ đạo các sở ngành liên quan và địa phương rà soát, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Ảnh: Đình Trọng Ngày 22.5, UBND tỉnh Bình Dương cho biết ban hành văn bản về việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh. Theo UBND tỉnh Bình Dương, năm 2022 và đầu 2023 thị trường bất động sản và hoạt động các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro trong quá trình triển khai thực hiện các dự án. Vấn đề thủ tục pháp lý đầu tư dự án nhà ở, bất động sản còn chồng chéo, vướng mắc dẫn đến thủ tục kéo dài là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tính hiệu quả của dự án đầu tư. Bên cạnh đó về quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng còn vênh nhau, khi xem xét chủ trương đầu tư mất nhiều thời gian, nhiều bước nên không kịp thời thu hút đầu tư. Thực tế, nhiều dự án không thực
Hàng trăm khách hàng kéo đến trụ sở Công ty bất động sản Bình Dương City Land yêu cầu bàn giao đất, bồi thường hợp đồng, đòi lại tiền... Lãnh đạo Sở Xây dựng Bình Dương lên tiếng vụ Bình Dương City Land Nhiều người mua đất kéo đến Bình Dương City Land để đòi giao nền. Ảnh: Đ.T Ngày 18.2, hàng trăm khách hàng đã kéo đến trụ sở Công ty CP TMDV-XDĐT phát triển địa ốc Bình Dương City Land (đóng tại P.Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) yêu cầu bàn giao đất, bồi thường hợp đồng, đòi lại tiền đã nộp cho công ty này. Trong khi đó, hàng chục khách hàng khác đã có đơn thư gửi các cơ quan chức năng tố cáo Bình Dương City Land bán đất "ảo" trên giấy, thu tiền cọc, tiền đất khi chưa thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý dự án; nhiều lần hứa hẹn, cam kết giao đất, hoàn trả lại tiền và bồi thường hợp đồng... nhưng không thực hiện. Chị L.K.P (29 tuổi, ngụ Bạc Liêu) cho biết năm 2018 cùng chồng từ Bạc Liêu lên Bình Dương làm công nhân. Qua một người bạn giới thiệu mua đất thuộc
Đoàn xe ben gồm 3 chiếc nối đuôi chạy tốc độ cao, vượt đèn đỏ trên QL1K qua địa bàn tỉnh Bình Dương khiến người dân bức xúc... Những chiếc xe ben lấn làn, vượt đèn đỏ (ảnh cắt từ Clip) Sáng 21/4, Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đã xử phạt chủ phương tiện và tài xế đoàn xe ben vượt đèn đỏ trên QL1K, đoạn qua thành phố Dĩ An gây bức xúc dư luận. Trước đó, mạng xã hội lan truyền đoạn clip từ một camera hành trình ghi lại lúc 14h56 ngày 14/4, đoàn xe ben gồm 3 chiếc nối đuôi chạy trên QL1K - nơi có đèn tín hiệu giao thông (cách cầu vượt Linh Xuân khoảng 1km). Dù đèn báo hiệu đang ở chế độ đỏ, nhưng cả 3 chiếc xe không dừng lại mà lao đi vun vút, lấn làn, vượt đèn đỏ khiến những người tham gia giao thông chứng kiến hoảng sợ. Camera ghi lại rất rõ BKS của các xe này gồm, xe 60C-271.92; 61C-166.75 và 61C -132.51. Theo Cục Đăng Kiểm Việt Nam, chủ xe 60C-271.92 là ông Nguyễn Minh Hiếu, địa chỉ tại K1/65, Tân Bửu, Bửu Hòa, Biên Hòa, Đồng Nai. Hai chiếc còn lại chủ là ô
Căn cứ vào diễn biến thực tế của tình hình dịch bệnh do Covid-19 gây ra ở từng địa phương, các tỉnh thành đã đưa ra quyết định về lịch đi học lại của học sinh trên địa bàn như sau. Cụ thể: Hà Nội: tất cả học sinh các cấp từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT nghỉ hết 8/3. Quảng Trị: cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ thêm 1 tuần (đến hết 8/3), học sinh THPT đi học vào ngày 3/3. Hưng Yên: cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ thêm 1 tuần (từ ngày 2/3-8/3); các cấp còn lại đi học từ ngày 2/3. Vĩnh Phúc: học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ hết 8/3; các cấp còn lại đi học từ 2/3. Lai Châu: cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ học đến hết ngày 15/3. Học sinh THPT, học viên giáo dục thường xuyên, sinh viên đi học trở lại từ ngày 2/3. Kon Tum: cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ hết 8/3. Học sinh các cấp còn lại đi học từ ngày 2/3 Thái Nguyên: UBND tỉnh đồng ý cho học sinh mầm non, tiểu học, học sinh THCS tiếp tục nghỉ học từ ngày 2 đến hết 8-3. Học
Thành phố được lập trên cơ sở thị xã Tân Uyên với 10 phường, hai xã, tổng diện tích gần 192 km2 và 466.000 người. Nghị quyết thành lập thành phố Tân Uyên được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua chiều 13/2. Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết thị xã Tân Uyên là trung tâm công nghiệp, dịch vụ, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa phía đông nam của tỉnh Bình Dương. Bộ trưởng Xây dựng đã công nhận thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đạt tiêu chuẩn của đô thị loại 3 vào năm 2018. Sau khi thành lập TP Tân Uyên, tỉnh Bình Dương có 4 thành phố gồm Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An và Tân Uyên; một thị xã là Bến Cát và 4 huyện. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 84,32%, dân số 2,7 triệu. Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi nói đề án nâng Tân Uyên lên thành phố đã được tỉnh chuẩn bị nhiều năm. Từ hơn 10 năm qua, Tân Uyên phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 13%/năm. Công nghiệp, xây dựng, dịch vụ chiếm 90% cơ cấu nền kinh tế, thu ngân sách khoảng 4.000 tỷ đồng
Sau hơn nửa tháng lần trốn, kẻ nổ nhiều phát súng tại quán cà phê ở Bình Dương đã ra đầu thú. Sau hơn nửa tháng lần trốn, kẻ nổ nhiều phát súng tại quán cà phê ở Bình Dương đã ra đầu thú. Ngày 19-4, phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Bình Dương) cho biết đang tạm giữ Võ Tấn Tài (thường gọi Chú Ba, 27 tuổi, HKTT tại phường Phú Hòa, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương). Đây chính là kẻ nổ nhiều phát súng vào một vị khách đang ngồi trong quán cà phê Olê (phường Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) vào ngày 28-3. Cơ quan Công an khám nghiệm hiện trường. Ảnh: LÊ ÁNH Trước đó, vào ngày 14-4 phòng Cảnh sát hình sự phát đi thông báo truy tìm Tài, vì hành vi nổ súng giết người tại quán cà phê Olê. Sau vài ngày phát đi thông báo, Tài đã đến cơ quan công an đầu thú. Hiện tại, cơ quan điều tra đang lấy lời khai để làm rõ vụ việc. Theo điều tra ban đầu, vào ngày 28-3 Tài mặc áo, đội nón bảo hiểm của một hãng xe công nghệ, bịt mặt đi xe máy đến quán cà phê Olê. Tới cửa quán
Tin vào lời quảng cáo như “rót mật vào tai” của nhân viên môi giới bất động sản, không ít người đã bỏ ra hàng trăm, thậm chí hàng tỷ đồng để mua những lô đất tại dự án không phép. Cầm trên tay bộ hồ sơ bao gồm hợp đồng mua bán đất, biên lai thu tiền, đơn tố cáo… đến gặp chúng tôi, chị Trương Thị Mai (ngụ TPHCM) cho biết, cuộc sống gia đình bị đảo lộn, những cuộc cãi vã trong nhà diễn ra thường xuyên vì đất đai. Theo lời chị Mai, kể từ khi mua đất (năm 2019) đến nay, chị chưa nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Số tiền bỏ ra mua giờ đòi lại cũng không được. “Tôi bán căn nhà ở quận 12 (TPHCM) gần 3 tỷ đồng. Thay vì mua nhà mới, tôi khuyên chồng mua căn hộ chung cư trả góp, số tiền bán nhà dùng để đầu tư đất. Chúng tôi được Công ty Địa ốc Đất Việt (Bình Dương) dẫn đến xem tại dự án Khu dân cư Chánh Phú Hòa (thị xã Bến Cát, Bình Dương). Dự án có đường trải nhựa, phân từng lô, nhân viên môi giới nói vị trí nằm bên mặt tiền đường Quốc lộ 14, nếu không nhanh tay sẽ mất cơ hội. Lúc về
Bình Dương sẽ dùng hơn 1.000ha đất công làm nhà ở xã hội, nhà ở công nhân cho người thu nhập thấp với tổng vốn đầu tư khoảng 45.000 tỷ đồng. Ngày 11/12, ông Lê Quang Vinh - Trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản thuộc Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương - cho biết, địa phương đang triển khai kế hoạch xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trong bối cảnh “cung không đủ cầu”. Theo đánh giá của Bình Dương, nhu cầu nhà ở đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 thì số người có thể sở hữu nhà ở xã hội là 288.718 người, tương đương 288.718 căn và diện tích sàn khoảng 13.842.060 m2 Bình Dương sẽ ưu tiên kêu gọi đầu tư trên quỹ đất được quy hoạch phát triển nhà ở xã hội trong quy hoạch xây dựng các Khu công nghiệp; sử dụng các quỹ đất nhà nước trực tiếp quản lý do các doanh nghiệp đang sử dụng làm nhà xưởng tại các huyện, thị, thành phố thuộc diện phải di dời vào các khu công nghiệp cũng như quỹ đất do các cơ quan nhà nước đang quản lý thuộc diện sắp xếp lại hoặc chưa đưa vào sử dụng để đầu
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký ban hành Nghị quyết số 725/NQ-UBTVQH15 về việc thành lập thành phố Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương. Theo đó, thành lập thành phố Tân Uyên trên cơ sở toàn bộ 191,76 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 466.053 người của thị xã Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương. Thành phố Tân Uyên giáp các thành phố Dĩ An, Thủ Dầu Một, Thuận An, thị xã Bến Cát, huyện Bắc Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai. Một góc thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương (Ảnh: Thuận Hùng). Sau khi thành lập, thành phố Tân Uyên có 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 10 phường (Hội Nghĩa, Khánh Bình, Phú Chánh, Tân Hiệp, Tân Phước Khánh, Tân Vĩnh Hiệp, Thái Hòa, Thạnh Phước, Uyên Hưng, Vĩnh Tân) và 2 xã Bạch Đằng, Thạnh Hội. Tỉnh Bình Dương sẽ có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 4 thành phố; 91 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 41 xã, 45 phường và 5 thị trấn. Nghị quyết cũng nêu rõ, thành lập TAND thành phố Tân Uyên và VKSND thành phố Tân Uyên trên cơ sở kế thừ
Nhận xét
Đăng nhận xét