Kênh thông tin thị trường bất động sản Bình Dương 24h. Mua bán nhà đất, đất nền, căn hộ, chung cư...
Bình Dương: Hơn 20.000 công nhân nhận trợ cấp thất nghiệp sau dịch Covid-19
Nhận đường liên kết
Facebook
Twitter
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
Nhiều công ty tại Bình Dương phải thu hẹp sản xuất, ngưng sản xuất do không có đơn hàng mới, thiếu nguyên liệu sản xuất. Điều này khiến số công nhân phải ngừng việc sau dịch Covid-19 tăng lên.
Theo lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh Bình Dương, tháng 4/2020, hơn 6.000 người lao động đã đến nhận nộp hồ sơ trợ cấp thất nghiệp (TCTN).
Tính riêng quý 1/2020, Bình Dương có hơn 20.000 người đến nộp hồ sơ TCNT do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh.
Nhấn để phóng to ảnh
Số lượng người thất nghiệp tăng cao tại Bình Dương mấy tháng nay.
Tới thời điểm này, tổng số lượng người tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh này là khoảng hơn 902.000 người, hơn 12.000 doanh nghiệp tham gia.
Số tiền chi trả TCTN đợt này là 1,3 tỷ đồng, gồm: Khoảng 2.500 người ở địa phương khác nộp hồ sơ đề nghị hưởng và hơn 1.000 hồ sơ không đủ điều kiện. Trong khi đó, số người tạm dừng trợ cấp thất nghiệp là 1.400 người.
Nguyên nhân người lao động thất nghiệp chủ yếu do doanh nghiệp giải thể hoặc hết hạn hợp đồng lao động. Số lượng lao động bị sa thải khoảng 100 người và khoảng 200 người đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Nhấn để phóng to ảnh
Nguyên nhân thất nghiệp do doanh nghiệp ngưng hoạt động hoặc người lao động hết hạn hợp đồng chiếm tỷ lệ cao.
Chị Lê Thị Thơm - nhân viên hành chính tại Bình Dương - cho biết, công ty nơi chị làm rất khó khăn trong mùa dịch vừa qua. Hầu hết các đơn hàng của công ty đều bị ngưng trệ do các thị trường xuất, nhập khẩu bị đóng băng.
Chính vì thế nên mức lương đã bị giảm sút mạnh. Do chị còn đang chăm sóc con nhỏ nên chị xin nghỉ việc và chờ tìm công việc mới.
"Tôi đến nhận trợ cấp thất nghiệp, thủ tục ở đây cũng nhanh và không có khó khăn gì. Giờ gia đình cũng đang rất khó khăn nên tôi mong muốn nhận được trợ cấp thất nghiệp trong khoảng 30 ngày", chị Thơm cho hay.
Nhấn để phóng to ảnh
Thủ tục làm TCTN mất khoảng 10 phút.
Chị Nguyễn Thị Thanh Thùy - một lao động đăng ký thủ tục bảo hiểm thất nghiệp - cho biết, phải nghỉ làm do hết hợp đồng lao động. Do công ty khó khăn, chị không được gia hạn hợp đồng nên đến làm thủ tục nhận TCTN.
Mấy tháng qua, công việc ít nên lương của chị cũng giảm 50% khiến đời sống thực sự chật vật.
Chị Thùy tâm sự: "Tiền ăn, tiền nhà trọ, tiền sinh hoạt... đủ thứ tiền hết nhưng lương lại bị giảm. Khó khăn lắm, em mong sớm nhận được tiền hỗ trợ để trang trải cuộc sống. Nhận sớm ngày nào công nhân khỏe ngày đó".
Nhấn để phóng to ảnh
Những thắc mắc của người lao động sẽ được tư vấn ngay tại trung tâm DVVL tỉnh Bình Dương.
Theo ông Phạm Văn Tuyên - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương, người nhận TCTN những tháng qua tăng khoảng 40% so với cùng kỳ. Hàng loạt doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất nên số lượng người thất nghiệp tăng cao.
Để hỗ trợ người lao động mất việc, Sở và Trung tâm Dịch vụ - Việc làm đã sớm triển khai các biện pháp tích cực, như xử lý hồ sơ online, nộp hồ sơ qua bưu điện.
Trong thời gian giãn cách xã hội, việc nộp hồ sơ qua bưu điện đã phát huy hiệu quả tốt. Sau thời gian cách ly, Sở cũng đã khẩn trương triển khai công tác chi trả cho người lao động.
Nhấn để phóng to ảnh
Khoảng 20 - 30 ngày sau khi hoàn thiện hồ sơ, người lao động sẽ được hưởng TCTN.
Tuy nhiên, theo ông Tuyên, việc chi trả TCTN tại Bình Dương gặp khó khăn do một số trường hợp nhận trợ cấp nhưng vẫn đi làm tại một địa điểm khác.
"Nhiều tình trạng vừa hưởng bảo hiểm thất nghiệp vừa tham gia bảo hiểm xã hội. Khi phát hiện thì việc thu hồi rất khó khăn. Thời gian qua, Sở cần thu hồi khoảng 9 tỷ tiền hưởng trợ cấp sai của người lao động nhưng đến nay cũng rất bất cập", ông Tuyên nhấn mạnh.
Cũng theo ông Tuyên, hiện chưa có chế tài nghiêm khắc đối với những đối tượng vừa hưởng TCTN vừa đi làm ở nơi khác nên tình trạng này càng ngày càng nhiều.
"Trung tâm DVVL phải cho người tới nơi người lao động đang làm việc, sau đó nhờ doanh nghiệp khuyên họ trả lại tiền TCTN. Sắp tới, kiến nghị Bộ LĐ-TB&XH có hướng dẫn cụ thể để người lao động có trách nhiệm hơn trong việc hưởng TCTN", ông Tuyên đề xuất.
Liên quan đến vụ án 43ha đất 'vàng' bị bán rẻ vào tay tư nhân, Cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam thêm cựu phó giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bình Dương cùng 3 người khác để điều tra. Các bị can từ trái sang phải: Hồ Đắc Hiếu; Hà Văn Thuận; Nguyễn Kim Liên; Vũ Thị Lợi - Ảnh: CACC Ngày 24-11, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) đã khởi tố bị can, bắt 4 người liên quan vụ án bán rẻ "43ha đất vàng" của Tổng công ty Sản xuất - xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương (Tổng công ty 3-2). Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 người gồm: Hồ Đắc Hiếu, tổng giám đốc Công ty Cổ phần tư vấn và thẩm định giá Đông Nam; Hà Văn Thuận, cựu phó giám đốc Sở Tài chính, hiện là tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đầu tư và quản lý dự án Bình Dương; Nguyễn Kim Liên, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Tài chính doanh nghiệp tỉnh Bình Dương và Vũ Thị Lợi, nguyên trưởng phòng nghiệp vụ thuộ
UBND tỉnh Bình Dương vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành liên quan thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Bình Dương chỉ đạo các sở ngành liên quan và địa phương rà soát, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Ảnh: Đình Trọng Ngày 22.5, UBND tỉnh Bình Dương cho biết ban hành văn bản về việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh. Theo UBND tỉnh Bình Dương, năm 2022 và đầu 2023 thị trường bất động sản và hoạt động các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro trong quá trình triển khai thực hiện các dự án. Vấn đề thủ tục pháp lý đầu tư dự án nhà ở, bất động sản còn chồng chéo, vướng mắc dẫn đến thủ tục kéo dài là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tính hiệu quả của dự án đầu tư. Bên cạnh đó về quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng còn vênh nhau, khi xem xét chủ trương đầu tư mất nhiều thời gian, nhiều bước nên không kịp thời thu hút đầu tư. Thực tế, nhiều dự án không thực
Hàng trăm khách hàng kéo đến trụ sở Công ty bất động sản Bình Dương City Land yêu cầu bàn giao đất, bồi thường hợp đồng, đòi lại tiền... Lãnh đạo Sở Xây dựng Bình Dương lên tiếng vụ Bình Dương City Land Nhiều người mua đất kéo đến Bình Dương City Land để đòi giao nền. Ảnh: Đ.T Ngày 18.2, hàng trăm khách hàng đã kéo đến trụ sở Công ty CP TMDV-XDĐT phát triển địa ốc Bình Dương City Land (đóng tại P.Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) yêu cầu bàn giao đất, bồi thường hợp đồng, đòi lại tiền đã nộp cho công ty này. Trong khi đó, hàng chục khách hàng khác đã có đơn thư gửi các cơ quan chức năng tố cáo Bình Dương City Land bán đất "ảo" trên giấy, thu tiền cọc, tiền đất khi chưa thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý dự án; nhiều lần hứa hẹn, cam kết giao đất, hoàn trả lại tiền và bồi thường hợp đồng... nhưng không thực hiện. Chị L.K.P (29 tuổi, ngụ Bạc Liêu) cho biết năm 2018 cùng chồng từ Bạc Liêu lên Bình Dương làm công nhân. Qua một người bạn giới thiệu mua đất thuộc
Tin vào lời quảng cáo như “rót mật vào tai” của nhân viên môi giới bất động sản, không ít người đã bỏ ra hàng trăm, thậm chí hàng tỷ đồng để mua những lô đất tại dự án không phép. Cầm trên tay bộ hồ sơ bao gồm hợp đồng mua bán đất, biên lai thu tiền, đơn tố cáo… đến gặp chúng tôi, chị Trương Thị Mai (ngụ TPHCM) cho biết, cuộc sống gia đình bị đảo lộn, những cuộc cãi vã trong nhà diễn ra thường xuyên vì đất đai. Theo lời chị Mai, kể từ khi mua đất (năm 2019) đến nay, chị chưa nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Số tiền bỏ ra mua giờ đòi lại cũng không được. “Tôi bán căn nhà ở quận 12 (TPHCM) gần 3 tỷ đồng. Thay vì mua nhà mới, tôi khuyên chồng mua căn hộ chung cư trả góp, số tiền bán nhà dùng để đầu tư đất. Chúng tôi được Công ty Địa ốc Đất Việt (Bình Dương) dẫn đến xem tại dự án Khu dân cư Chánh Phú Hòa (thị xã Bến Cát, Bình Dương). Dự án có đường trải nhựa, phân từng lô, nhân viên môi giới nói vị trí nằm bên mặt tiền đường Quốc lộ 14, nếu không nhanh tay sẽ mất cơ hội. Lúc về
Bình Dương sẽ dùng hơn 1.000ha đất công làm nhà ở xã hội, nhà ở công nhân cho người thu nhập thấp với tổng vốn đầu tư khoảng 45.000 tỷ đồng. Ngày 11/12, ông Lê Quang Vinh - Trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản thuộc Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương - cho biết, địa phương đang triển khai kế hoạch xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trong bối cảnh “cung không đủ cầu”. Theo đánh giá của Bình Dương, nhu cầu nhà ở đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 thì số người có thể sở hữu nhà ở xã hội là 288.718 người, tương đương 288.718 căn và diện tích sàn khoảng 13.842.060 m2 Bình Dương sẽ ưu tiên kêu gọi đầu tư trên quỹ đất được quy hoạch phát triển nhà ở xã hội trong quy hoạch xây dựng các Khu công nghiệp; sử dụng các quỹ đất nhà nước trực tiếp quản lý do các doanh nghiệp đang sử dụng làm nhà xưởng tại các huyện, thị, thành phố thuộc diện phải di dời vào các khu công nghiệp cũng như quỹ đất do các cơ quan nhà nước đang quản lý thuộc diện sắp xếp lại hoặc chưa đưa vào sử dụng để đầu
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký ban hành Nghị quyết số 725/NQ-UBTVQH15 về việc thành lập thành phố Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương. Theo đó, thành lập thành phố Tân Uyên trên cơ sở toàn bộ 191,76 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 466.053 người của thị xã Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương. Thành phố Tân Uyên giáp các thành phố Dĩ An, Thủ Dầu Một, Thuận An, thị xã Bến Cát, huyện Bắc Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai. Một góc thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương (Ảnh: Thuận Hùng). Sau khi thành lập, thành phố Tân Uyên có 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 10 phường (Hội Nghĩa, Khánh Bình, Phú Chánh, Tân Hiệp, Tân Phước Khánh, Tân Vĩnh Hiệp, Thái Hòa, Thạnh Phước, Uyên Hưng, Vĩnh Tân) và 2 xã Bạch Đằng, Thạnh Hội. Tỉnh Bình Dương sẽ có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 4 thành phố; 91 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 41 xã, 45 phường và 5 thị trấn. Nghị quyết cũng nêu rõ, thành lập TAND thành phố Tân Uyên và VKSND thành phố Tân Uyên trên cơ sở kế thừ
Đoàn xe ben gồm 3 chiếc nối đuôi chạy tốc độ cao, vượt đèn đỏ trên QL1K qua địa bàn tỉnh Bình Dương khiến người dân bức xúc... Những chiếc xe ben lấn làn, vượt đèn đỏ (ảnh cắt từ Clip) Sáng 21/4, Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đã xử phạt chủ phương tiện và tài xế đoàn xe ben vượt đèn đỏ trên QL1K, đoạn qua thành phố Dĩ An gây bức xúc dư luận. Trước đó, mạng xã hội lan truyền đoạn clip từ một camera hành trình ghi lại lúc 14h56 ngày 14/4, đoàn xe ben gồm 3 chiếc nối đuôi chạy trên QL1K - nơi có đèn tín hiệu giao thông (cách cầu vượt Linh Xuân khoảng 1km). Dù đèn báo hiệu đang ở chế độ đỏ, nhưng cả 3 chiếc xe không dừng lại mà lao đi vun vút, lấn làn, vượt đèn đỏ khiến những người tham gia giao thông chứng kiến hoảng sợ. Camera ghi lại rất rõ BKS của các xe này gồm, xe 60C-271.92; 61C-166.75 và 61C -132.51. Theo Cục Đăng Kiểm Việt Nam, chủ xe 60C-271.92 là ông Nguyễn Minh Hiếu, địa chỉ tại K1/65, Tân Bửu, Bửu Hòa, Biên Hòa, Đồng Nai. Hai chiếc còn lại chủ là ô
Căn cứ vào diễn biến thực tế của tình hình dịch bệnh do Covid-19 gây ra ở từng địa phương, các tỉnh thành đã đưa ra quyết định về lịch đi học lại của học sinh trên địa bàn như sau. Cụ thể: Hà Nội: tất cả học sinh các cấp từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT nghỉ hết 8/3. Quảng Trị: cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ thêm 1 tuần (đến hết 8/3), học sinh THPT đi học vào ngày 3/3. Hưng Yên: cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ thêm 1 tuần (từ ngày 2/3-8/3); các cấp còn lại đi học từ ngày 2/3. Vĩnh Phúc: học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ hết 8/3; các cấp còn lại đi học từ 2/3. Lai Châu: cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ học đến hết ngày 15/3. Học sinh THPT, học viên giáo dục thường xuyên, sinh viên đi học trở lại từ ngày 2/3. Kon Tum: cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ hết 8/3. Học sinh các cấp còn lại đi học từ ngày 2/3 Thái Nguyên: UBND tỉnh đồng ý cho học sinh mầm non, tiểu học, học sinh THCS tiếp tục nghỉ học từ ngày 2 đến hết 8-3. Học
Thành phố được lập trên cơ sở thị xã Tân Uyên với 10 phường, hai xã, tổng diện tích gần 192 km2 và 466.000 người. Nghị quyết thành lập thành phố Tân Uyên được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua chiều 13/2. Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết thị xã Tân Uyên là trung tâm công nghiệp, dịch vụ, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa phía đông nam của tỉnh Bình Dương. Bộ trưởng Xây dựng đã công nhận thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đạt tiêu chuẩn của đô thị loại 3 vào năm 2018. Sau khi thành lập TP Tân Uyên, tỉnh Bình Dương có 4 thành phố gồm Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An và Tân Uyên; một thị xã là Bến Cát và 4 huyện. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 84,32%, dân số 2,7 triệu. Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi nói đề án nâng Tân Uyên lên thành phố đã được tỉnh chuẩn bị nhiều năm. Từ hơn 10 năm qua, Tân Uyên phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 13%/năm. Công nghiệp, xây dựng, dịch vụ chiếm 90% cơ cấu nền kinh tế, thu ngân sách khoảng 4.000 tỷ đồng
Để thực hiện các mục tiêu giai đoạn này, tỉnh Bình Dương cho biết, tổng nguồn vốn dành cho phát triển nhà ở là 220.476 tỷ đồng, tổng diện tích đất ở dành cho phát triển nhà ở là 5.984,4 ha. HĐND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Nghị quyết số 42/NQ-HĐND về Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030. Theo đó, mục tiêu đến năm 2025 diện tích nhà ở bình quân đầu người phấn đấu đạt 33,5 m2 sàn/người. Trong đó, tại khu vực đô thị đạt 34,0 m2 sàn/người và tại khu vực nông thôn đạt 29,64 m2 sàn/người; chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu 10 m2 sàn/người. Đến năm 2030, diện tích nhà ở bình quân đầu người phấn đấu đạt 42,0 m2 sàn/người ( tại khu vực đô thị đạt 43,0 m2 sàn/người và tại khu vực nông thôn đạt 33,0 m2 sàn/người); giữ vững chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu 10 m2 sàn/người. Đặc biệt đến năm 2025, tỉnh phấn đấu nâng chất lượng nhà ở kiên cố và bán kiên cố đạt 99,9% (trong đó, khu vực đô thị đạt 100% và khu vực nông thôn đạt 99,8%). Đến năm 2030, nâng chất lượng nhà ở
Nhận xét
Đăng nhận xét